Các thực hiện phép chia và những hàm chia quan trọng trong Excel

Phép chia là phép toán thông dụng trong Excel. Vì vậy, Bệnh viện máy tính Bảo Lộc sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện phép chia cũng như là những hàm chia thông dụng nhất. Bắt đầu thôi nào!

  1. Cách chia cơ bản trong Excel

Cách chia đơn giản nhất mà chúng thường sử dụng nhất đó là dùng dấu “/”, cách làm như sau:

– Mở file Excel chọn một ô. Ví dụ chúng ta nhập phép tính: 40/5.

– Nhấn Enter để xem kết quả.

Cách chia cơ bản trong Excel

  1. Các hàm chia trong Excel

Hàm chia lấy phần nguyên trong Excel

Để thực hiện phép chia lấy phần nguyên, chúng ta sẽ sử dụng hàm QUOTIENT. Hàm này sẽ trả về kết quả chính xác. Kể cả một số trường hợp như phép chia âm.

– Cú pháp hàm QUOTIENT trong Excel như sau:

=QUOTIENT(numerator, denominator)

♦ Trong đó:

  • Numerator là số bị chia (Tử số).
  • Denominator là số chia (Mẫu số).

Để thực hiện phép chia tìm phần nguyên của phép tính 10 chia 6. Chúng ta sẽ sử dụng công thức chia trong Excel như sau: =QUOTIENT (10;6)

Sau đó nhấn Enter thì nhận được kết quả là 1.

Ví dụ: Tính kết quả phần nguyên của phép chia 10 chia 6.

Hàm chia lấy phần dư trong Excel

Hàm MOD là hàm chia lấy phần dư trong Excel. Hàm MOD được sử dụng để tính phần dư của phép chia giữa hai số.

– Cú pháp của hàm MOD trong Excel như sau:

=MOD(number, divisor)

♦ Trong đó:

  • Number là số bị chia (Tử số).
  • Divisor là số chia (Mẫu số).

Ví dụ: Bạn muốn tính phần dư của phép chia 10 cho 3, bạn có thể sử dụng hàm MOD như sau: =MOD(10;3)

Kết quả trả về sẽ là 1, bởi vì phép chia 10/3 có phần nguyên là 3 và phần dư là 1.

Hàm chia lấy phần dư trong Excel

Còn nếu đặt số 10 vào ô vị trí A2, số 3 vào ô vị trí B2 thì chúng ta sẽ dùng công thức =MOD(A2;B2).

dùng công thức =MOD(A2,B2)

Và cũng nhận được kết quả bằng 1.

Kết quả là phần dư bằng 1

Lưu ý:

– Nếu số chia bằng 0, hàm MOD sẽ trả về giá trị lỗi #DIV/0!. Nếu bạn muốn tránh lỗi này, hãy đảm bảo rằng số chia không bằng 0 trước khi thực hiện phép chia.

– Nếu số được nhập vào là số âm (-1, -2, -3,…) thì phải có dấu ngoặc đơn bên ngoài số đó (-1), (-2),… nếu không kết quả sẽ sai.

– Kết quả của hàm MOD trả về cùng dấu với số chia (không quan tâm tới dấu của số bị chia).

  1. Các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm chia

Lỗi #DIV/0!

Nếu gặp lỗi này thì bạn đừng lo lắng, vì cách khắc phục lỗi này rất đơn giản:

– Nguyên nhân: Mẫu số là 0.

– Cách khắc phục: Thay đổi mẫu số hoặc phép tính vì trong phép chia không có số nào có thể chia được cho 0.

Lỗi #VALUE!

Lỗi này xảy ra khi bạn nhập sai định dạng số hoặc ký tự không phải là số trong phép tính chia.

– Nguyên nhân: Do giá trị bạn nhập vào không phải là số mà là ký tự chữ.

– Cách khắc phục: Kiểm tra lại các giá trị được sử dụng trong phép chia và nhập lại.

Lỗi #NAME?

– Nguyên nhân: Lỗi này xảy ra khi tên hàm hoặc công thức được sử dụng trong phép chia không đúng hoặc không được nhận dạng bởi Excel.

– Cách khắc phục: Kiểm tra lại tên hàm hoặc công thức đã được nhập đúng hay chưa. Nếu chưa hãy sửa lại cho đúng.

Lỗi chia ra ngày tháng

– Nguyên nhân: Do ô bạn đang nhập dữ liệu được định dạng kiểu ngày tháng.

– Cách khắc phục: Chỉnh lại định dạng ô thành kiểu Number (Nhấn chuột phải vào ô đang nhập > Chọn Format Cells > Chọn thẻ Number > Chọn Number > Nhấn OK để sửa lỗi).

Trên đây là các phép chia cơ bản mà bạn cần phải biết khi dùng Excel. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Giỏ hàng
All in one