Cách kiểm tra cấu hình máy tính vô cùng đơn giản

Cấu hình máy tính là một thông tin rất quan trọng và không được hiểm thị ra ngoài. Chắc chắn sẽ có một số bạn gặp khó khăn trong việc kiểm tra cấu hình máy của mình, đặc biệt là các bạn con gái. Đừng lo lắng, Bệnh viện máy tính Bảo Lộc sẽ hướng dẫn cho bạn những phương pháp vô cùng đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy cũng nhau tìm hiểu cách thực ở bài viết bên dưới nhé!

Thông tin về cấu hình máy tính

Dù là dùng máy tính để bàn hay laptop thì một điều mà bạn chắc chắn quan tâm đó là cấu hình có đủ mạnh hoặc cũng phải đáp ứng được nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.

Trước hết thì cấu hình máy tính là một tập hợp các thông tin về phần cứng và phần mềm của máy tính. Thông tin này bao gồm tên máy tính, hệ điều hành, bộ xử lý, RAM, bộ nhớ, ổ cứng, card đồ họa, card âm thanh, card mạng, v.v.

Xem cấu hình máy tính bằng System Properties

Và phương pháp đầu tiên có thể được xem là cách kiểm tra cấu hình máy được sử dụng nhiều nhất.

Bước 1: Bạn tìm đến Thic PC ở ngoài màn hình chính hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + E để tìm mục Thic PC.

Bước 2: Nhấn chuột phải vào This PC chọn Properties.

Xem cấu hình máy tính bằng System Properties

Bước 3: Một giao diện xuất hiện và bạn có thể xem cấu hình máy của mình.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính vô cùng đơn giản

Chính xác thì tại giao diện System này bạn sẽ xem được một số thông tin cần thiết của cấu hình máy như:

Device name: Tên máy tính hiện tại của bạn.

Processor: Bộ xử lý trung tâm (CPU) mà máy bạn đang sử dụng

Thông số về Ram: (16GB. 15.9GB sử dụng)

System type: là hệ điều hành (64 bit)

Và thông tin về Windows mà máy bạn đang dùng:

“Edition: Windows 10 Pro

Version: 20H2

Installed on: 21/‎12/‎2021

OS build: 19042.631

Experience : Windows Feature Experience Pack 120.2212.31.0“

Sử dụng lệnh dxdiag để kiểm tra cấu hình máy

Một cách phổ biến là sử dụng lệnh “dxdiag”. Để sử dụng lệnh này bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2: Nhập dxdiag vào hộp thoại và nhấn OK.

Nhập dxdiag vào hộp thoại và nhấn OK.

Bước 3: Tại cửa sổ DirectX Diagnostic Tool sẽ bao gồm các thông tin tương tự System Properties. Ngoài ra còn có thêm cả thông số về Display – màn hình, Sound – âm thanh và một số thiết bị hỗ trợ, nhập liệu – Input..

Tab System: Tên máy, hệ điều hành, ngôn ngữ, hãng sản xuất, model máy, CPU, RAM, ….

Cách xem cấu hình máy Win 10 trong Tab Display: card màn hình, card onboard.

Tab Render: Kiểm tra nếu PC (hoặc laptop) sử dụng card màn hình rời (VGA) nào.

Tab Sound: Máy tính có hỡ trợ loa hay không, tên phần cứng.

Tab Input: Kiểm tra các thiết bị ngoại vi đang kết nối với máy của bạn.  

Sử dụng lệnh dxdiag để kiểm tra cấu hình máy

Kiểm tra cấu hình máy bằng lệnh msinfo32

Nếu bạn đang sử dụng PC hay laptop windows 10 thì hãy thử dùng cách này.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

mở hộp thoại Run

Bước 2: Nhập msinfo32 vào hộp thoại và nhấn OK.

Nhập msinfo32 vào hộp thoại và nhấn OK

Bước 3: Toàn bộ thông tin máy sẽ hiện ra tại tab System information. Ngoài thông số về cấu hình, các bạn còn có thể xem được nhiều thông tin khác về phần cứng, phần mềm đang chạy trên máy.

Kiểm tra cấu hình máy bằng lệnh msinfo32

Dùng phần mềm CPU-Z để kiểm tra

CPU-Z là phần mềm thứ 3 giúp bạn xem trực quan và chi tiết thông số các linh kiện máy tính. Điểm khác biệt ở phần mềm này là các thông số sẽ hiển thị rõ ràng hơn rất nhiều so với các cách xem cấu hình mặc định phía trên.

=> Tải CPU-Z TẠI ĐÂY.

Các thông tin bao gồm:

CPU: tên, thế hệ, socket, xung nhịp, điện áp, số nhân, số luồng,…

Mainboard: 

  • Manufacturer: Tên nhà sản xuất bo mạch chủ, ví dụ Acer, Asus, Foxconn,…
  • Model: Model của bo mạch chủ, bên cạnh là tên phiên bản.
  • Chipset: Hãng sản xuất, loại chip và Revision.
  • Southbridge: Hãng sản xuất, loại southbridge và Revision.
  • BIOS: Hiển thị thông tin về thương hiệu, phiên bản và ngày sản xuất BIOS.
  • Graphic Interface: Thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard

RAM: 

  • Type: Hiển thị loại RAM (đời RAM) đang sử dụng trên máy (Có các loại RAM như DDR, DDR2, DDR3…)
  • Size: Là tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy của bạn.
  • Channel: Nếu hiển thị là Single tức là bạn đang gắn 1 thanh RAM hoặc main không hỗ trợ chế độ chạy kênh đôi, nếu hiện Dual là RAM đang chạy ở chế độ kênh đôi (tốc độ nhanh hơn) điều này cũng đồng nghĩa bạn đang gắn 2 hoặc nhiều thanh RAM.
  • DRAM Frequency: Là tốc độ thực của RAM, của mình là DDRAM (double data rate)=> Bus của RAM = DRAM Frequency x 2. Thông số này sẽ giúp ta tính được Bus của RAM là bao nhiêu.
  • FSB:DRAM : FSB : DRAM = Base Clock Cpu (blck) : Real Bus Ram

Card đồ họa (VGA): Tên, code name, công nghệ, type,…

Dùng phần mềm CPU-Z để kiểm tra cấu hình máy

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về cấu hình máy tính và các cách để xem thông tin về cấu hình máy tính trên Windows 10. Việc biết được cấu hình máy tính là rất quan trọng để đảm bảo máy tính của bạn đáp ứng được yêu cầu sử dụng.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về cấu hình máy tính và cách xem thông tin về cấu hình máy tính trên Windows 10.Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc đóng góp nào, hãy để lại comment bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm về chủ đề này.

Mọi thắc mắc xin liên hệ

Hotline: 02633 86 39 68 – 0792 86 39 68.

Fanpage: facebook.com/laptopbaoloc.vn.

Hoặc có thể đến trực tiếp cửa hàng BỆNH VIỆN MÁY TÍNH BẢO LỘC để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Địa chỉ: 759 Trần Phú – Phường B’Lao – Tp. Bảo Lộc – Lâm Đồng.

 

Giỏ hàng
All in one
Lên đầu trang