Thẻ tín dụng là sản phẩm đang rất phổ biến với người tiêu dùng. Hiện nay, việc sử dụng loại thẻ này đem đến nhiều thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện thanh toán hóa đơn, dịch vụ. Tuy nhiên vẫn có một số khách hàng thắc mắc vậy quẹt thẻ tín dụng là gì? Không nên cà thẻ tín dụng ở trường hợp nào? Tất cả thông tin bổ ích về cách dùng thẻ tín dụng sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau đây.
-
Quẹt thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng ngân hàng là một công cụ cho phép chủ sở hữu thực hiện các giao dịch trong hạn mức tín dụng nhất định. Mà không cần có sẵn tiền trong tài khoản. Nói cách khác, người dùng được ngân hàng cấp một khoản tiền phục vụ chi tiêu. Và có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó vào cuối mỗi kỳ.
Quẹt thẻ tín dụng là hành động khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để giao dịch trên máy POS tại các điểm mua sắm. Thao tác cà thẻ sẽ tùy vào từng loại thẻ tín dụng khác nhau. Nếu là thẻ tín dụng gắn chip thì sẽ cắm vào khe đọc thẻ chip. Nếu là thẻ tín dụng dạng từ thì sẽ quẹt qua khe đọc thẻ từ.
Cách thức thanh toán này có rất nhiều lợi thế. Người tiêu dùng có thể thực hiện việc mua sắm, giao dịch dễ dàng mà không cần mang theo nhiều tiền mặt trong người. Ngoài ra hiện nay hầu hết các ngân hàng đều liên kết với các cửa hàng hay tổ chức mua sắm. Để hỗ trợ khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng.
-
Cách cà thẻ tín dụng trên máy POS
Quẹt thẻ tín dụng trên máy POS là hình thức cách sử dụng thẻ tín dụng thanh toán cơ bản và phổ biến nhất. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Nhân viên nhận thẻ từ khách hàng và tiến hành thao tác trên máy POS.
Bước 2: Khi máy POS hiển thị thông tin chủ thẻ, khách hàng nhập số tiền cần thanh toán. Hoặc mã bảo mật CVV/CVC (nếu cần).
Bước 3: Khách hàng ký tên xác nhận lên biên lai khi giao dịch thành công.
Bước 4: Quý khách nhận lại thẻ và hóa đơn để hoàn tất giao dịch.
Quá trình thanh toán qua thẻ tín dụng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, quá trình này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến rò rỉ thông tin cá nhân, thu thêm phí giao dịch,… Do đó, quý khách cần cẩn trọng khi thanh toán hóa đơn thông qua thẻ tín dụng tại các điểm POS.
-
Những trường hợp không nên quẹt thẻ tín dụng thanh toán.
-
Chưa quản lí được chi tiêu.
Sử dụng thẻ tín dụng khi chưa quản li được chi tiêu có thể đem đến nhiều bất lợi. Nếu người dùng không quản lý tài chính tốt, họ có thể chi tiêu quá mức. Và dẫn đến tình trạng nợ tín dụng kéo dài. Điều này có thể dẫn đến áp dụng phí phạt khi chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng. Và làm giảm điểm tín dụng của chủ thẻ trên CIC. Việc giảm điểm tín dụng có thể ảnh hưởng đến khả năng của người dùng khi muốn vay tiền từ các tổ chức tài chính trong tương lai.
-
Đang có khoản vay tín chấp ngân hàng.
– Nếu như bạn chưa biết thì cả vay tín chấp và quẹt thẻ tín dụng khá giống nhau. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai hình thức này chủ yếu là về lãi suất và hạn mức.
– Với thẻ tín dụng, khách hàng được miễn lãi suất trong khoảng 45-55 ngày kể từ khi giao dịch được phát sinh. Sau đó sẽ phải chịu lãi suất từ 26% – 33% trên số tiền chưa thanh toán.
– Trong khi đó, khi vay tín chấp, người dùng sẽ phải trả nợ và lãi hàng tháng. Và nếu không thanh toán đúng kỳ hạn. Mức lãi suất phải chịu sẽ dao động khoảng 20%/năm.
– Vì vậy, trong quá trình vay tín chấp, người dùng cần hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để tránh tình trạng nợ chồng nợ. Và đảm bảo khả năng thanh toán dư nợ.
-
Chưa thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
Người dùng cần lên kế hoạch thanh toán dư nợ cũ trước khi tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng. Điều này góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính, đồng thời hạn chế những khoản phí phạt từ ngân hàng.
-
Phí quẹt thẻ tín dụng
Trên thực tế, người dùng không cần chi trả bất kỳ khoản phí quẹt thẻ tín dụng nào cho ngân hàng. Trong khi đó, đơn vị thuê máy POS với mục đích thanh toán. Sẽ được áp dụng mức thu từ 1% – 2.5% trên số tiền giao dịch. Vì vậy, không ít tổ chức đã tự ý thêm phụ phí để bù vào khoản tiền trên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người tiêu dùng. Do đó, quý khách cần đặc biệt cẩn trọng với vấn đề này.
Ngoài ra, quý khách có thể bị thu thêm phí khi cà thẻ tín dụng trong một số trường hợp khác, bao gồm:
– Lỗi hệ thống: Máy POS gặp vấn đề khiến người dùng chịu một khoản phí phát sinh. Như phí quẹt thẻ, thanh toán hóa đơn 2 lần,…
– Quẹt thẻ nhiều lần: Trường hợp này thường xảy ra với những cá nhân chưa nắm rõ cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả.
– Đơn vị cung cấp dịch vụ không liên kết với ngân hàng: Những đơn vị thanh toán tự chủ có thể áp dụng mức phụ phí lên đến 10%/giao dịch.
-
Lưu ý khi quẹt thẻ tín dụng
Để tránh rủi ro trong quá trình quẹt thẻ. Quý khách vui lòng lưu ý những những vấn đề dưới đây:
– Quý khách không để lộ thông tin cá nhân và thông tin thẻ dưới mọi hình thức. Những kẻ gian có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện những giao dịch phi pháp.
– Quý khách nên tránh lấy ngày sinh nhật hoặc số CMND để làm mật khẩu thẻ tín dụng.
– Quý khách nên hạn chế sử dụng thẻ tín dụng khi đang chịu khoản vay tín chấp ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu và trừ điểm tín dụng.
– Quý khách nên thường xuyên kiểm tra hóa đơn và sao kê hàng tháng để đảm bảo tính chính xác của từng giao dịch. Khi phát hiện ra vấn đề, quý khách cần liên hệ ngay với ngân hàng để được giải quyết.
– Mức phí áp dụng cho hình thức rút tiền bằng thẻ tín dụng tương đối cao. Do đó, quý khách chỉ nên rút tiền mặt trong tình huống cấp bách.
– Quý khách chú ý thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng thời hạn để tránh nợ xấu. Và ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng.
– Quý khách nhanh chóng liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ khi không may bị mất thẻ. Điều này sẽ giúp quý khách tránh trường hợp bị “mất tiền oan”.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về việc quẹt thẻ tín dụng. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp các khách hàng sử dụng thẻ một cách hiệu quả và an toàn hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy [call] để được Bệnh viện máy tính Bảo Lộc tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.
Mọi thắc mắc xin liên hệ
HOTLINE: 02633 86 39 68 – 0792 86 39 68.
Facebook: facebook.com/laptopbaoloc.vn.
Hoặc có thể đến trực tiếp cửa hàng BỆNH VIỆN MÁY TÍNH BẢO LỘC để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Địa chỉ: 759 Trần Phú – Phường B’Lao – Tp. Bảo Lộc – Lâm Đồng.